Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

31/10/2018 13:58

  
     Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác; góp phần phổ biến công nghệ, nâng cao độc quyền và thúc đẩy việc tạo ra công nghệ mới.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Các văn bản pháp luật quy định về thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
2. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
3. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
4. Thông tư số 263/2017/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng
     
Các đối tượng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
       - Chuyển nhượng nhãn hiệu
       - Chuyển nhượng Bằng độc quyền sáng chế
       - Chuyển nhượng Bằng độc quyền giải pháp hữu ích
       - Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
       - Tên thương mại
       - Bí mật kinh doanh
       - Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và chỉ dẫn địa lý.
2. Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
  Căn cứ theo Điều 149, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Điểm 9 Thông tư số 18/2011/BKHCN-SHTT thì hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
       - Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
       - Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
       - Bản gốc văn bằng bảo hộ ;
      - Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu,văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;
       - Chứng từ nộp phí,lệ phí;
       - Giấy uỷ quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.
3. Số lượng: 01 bộ.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
5. Thời hạn: 02 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hợp lệ.
6. Kết quả:
    Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm tra về tính hợp lệ của bộ hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
       - Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng các yêu cầu của Luật sở hữu trí tuệ;
       - Ghi nhận việc chuyển giao vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.
       - Trong trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ các điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ. Nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng.
7. Phí, lệ phí:
      - Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (mỗi đối tượng): 230.000 đồng
      - Phí đăng bạ  Quyết định chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng
     - Phí công bố Quyết định chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng
     - Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng.
      Công ty Luật Đại An Phát với đội ngũ Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về: CÔNG CHỪNG, ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, ĐẦU TƯ, SỞ HỮU TRÍ TUỆ, ...
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay