Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

06/11/2018 21:13

     Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một cách tốt nhất để chủ đơn có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm ngăn ngừa các hành vi xâm phạm đối với quyền sở hữu nhãn hiệu. Tuy nhiên, không phải ai cũng được tự do đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà phải tuân theo những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. 1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009;
2. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
3. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
II. NỘI DUNG
     Căn cứ quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì các chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:
          1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
         Tức là, nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ do chính tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp tạo ra (sản xuất/cung cấp) chứ không phải của người khác. Hay nói cách khác, những hàng hóa/dịch vụ mà tổ chức, cá nhân muốn đăng ký có được thông qua giao dịch mua bán, nhập khẩu, …từ bên thứ ba sẽ không được quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, trừ trường hợp thứ 2 dưới đây. 
         2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp là chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
      Có nghĩa là tổ chức, cá nhân không trực tiếp tạo ra hàng hóa mà chỉ thông qua các hoạt động thương mại như mua bán, lưu thông, phân phối,… sản phẩm của người khác ra thị trường thì vẫn có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký.
          3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp là chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể:
               - Tổ chức có quyền đăng ký đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ: là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tạiđịa phương đó;
                - Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
         4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ là chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện:
               + Tổ chức không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;
              + Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
         5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký bảo hộ một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
              - Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
               - Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ.
          6. Chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở trên, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
          7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
         Công ty Luật Đại An Phát với đội ngũ Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về: CÔNG CHỪNG, ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, ĐẦU TƯ, SỞ HỮU TRÍ TUỆ, ...
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay