Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Hoạt động của đại lý thương mại

       Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Như vậy đại lý thương mại là hoạt động trung gian thương mại, mua hộ bán hộ để hưởng thù lao. Theo đó bên giao đại lý sẽ yêu cầu bên đại lý thực hiện một công việc hoặc là mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc là cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng. Bên giao đại lý trả thù lao cho bên đại lý. Bên đại lý là bên nhận hàng hóa và bán cho bên thứ ba. Khi hàng hóa được bán, quyền sở hữu hàng hóa được giao từ bên đại lý cho bên thứ ba.

1. Chủ thể của hoạt động đại lý thương mại
       Chủ thể của hoạt động đại lý thương mại gồm hai bên: bên giao đại lý và bên đại lý.
  • Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.
  • Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
      Theo quy định trên, cả hai bên chủ thể của hoạt động đại lý thương mại đều phải là thương nhân. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực đặc thù quy định về chủ thể đại lý lại có những điểm riêng:
  • Một số ngành nghề không bắt buộc đại lý là thương nhân: Đại lý bên bảo hiểm, đại lý bên bảo hiểm có thể là tổ chức, cá nhân không nhất thiết phải là thương nhân.
  • Dịch vụ đại lý liên quan đến ngành nghề hạn chế kinh doanh,kinh doanh có điều kiện thì các bên tham gia phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác mà pháp luật quy định, ví dụ như kinh doanh xăng dầu,…
2. Tư cách pháp lý trong giao dịch với người thứ ba:
          Khác với quan hệ đại diện cho thương nhân, trong quan hệ giữa bên đại lý với khách hàng, bên đại lý nhân danh chính mình chứ không nhân danh bên giao đại lý. Trong quan hệ giữa bên giao đại lý và bên đại lý cả 2 bên đều nhân danh chính mình tham gia các giao dịch, pháp lý.
Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ hợp đồng đại lý, bên đại lý có quyền tự do lựa chọn bên thứ ba để ký kết hợp đồng.

3. Cơ sở pháp lý của quan hệ đại lý thương mại
  • Quan hệ đại lý thương mại được thiết lập trên cơ sở hợp đồng đại lý.
  • Hợp đồng đại lý phải được lập bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như fax, điện báo, telex, thông điệp dữ liệu,…
  • Hợp đồng đại lý là hợp đồng dịch vụ, đối tượng là mua mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ mà bên đại lý thực hiện cho bên giao đại lý.
  • Hợp đồng đại lý cần có đầy đủ các nội dung cơ bản như: thù lao đại lý, phương thức thanh toán, thời hạn của hợp đồng đại lý, quyền nghĩa vụ các bên,…
4. Các hình thức của hoạt động đại lý thương mại
      Hoạt động đại lý thương mại gồm các hình thức sau:
  • Đại lý bao tiêu: là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
  • Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
  • Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.
  • Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận như đại lý hoa hồng, đại lý bảo đảm thanh toán,..
Luật Đại An Phát với đội ngũ Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG, ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,...