Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

THỜI HIỆU XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH THEO LUẬT MỚI NHẤT

14/08/2021 16:29

          Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân hay tổ chức xảy ra khá thường xuyên và phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, để hiểu rõ và có cách nhìn toàn diện hơn về vấn đề này thì đây không phải là vấn đề dễ dàng.
          DAP LAW luôn tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc tư vấn trong lĩnh vực hành chính và tố tụng hành chính. Để giúp quý khách hàng có cách nhìn toàn diện về vấn đề trên thì DAP LAW xin mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý
         - Bộ luật dân sự năm 2015
         - Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012
         - Thông tư số 10/2014/TT-BTC BTC  hướng dẫn xử phạt hành chính về hóa đơn
II. Nội dung
1. Khái niệm thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính ?
          Trong luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 không hề đề cập đến định nghĩa về thởi hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, căn cứ theo Khoản 1 Điều 149, Bộ luật dân sự năm 2015 thì có thể hiểu khái niệm Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Theo đó có thể đưa ra khái niệm về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau: “thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (hay thường được mọi người gọi là thời hạn xử phạt vi phạm hành chính) là thời hạn (khoảng thời gian) mà khi hết thời hạn đó thì các cơ quan chức năng không có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nữa. Có nghĩa là, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là khoảng thời gian để các cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định xử phạt với hành vi vi phạm và hết thời gian đó thì quyền năng này sẽ bị mất đi.”

thoi-hieu-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
          Theo Điểm a Khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì:
          - Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi: Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
              - Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài ra, có thể kể thêm về thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
             - Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp còn lại là 01 năm. Ví dụ: Theo thông tư số 10/2014/TT-BTC  hướng dẫn xử phạt hành chính về hóa đơn. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm…
3. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
          Căn cứ theo Điểm b Khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được chia thành 2 trường hợp cụ thể:
          Thứ nhất, đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
          Ví dụ: Ngày 3/11/2015, ông A bị phát hiện là đã có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực buôn bán hàng cấm hàng giả. Sau khi làm rõ vấn đề thì được biết hành vi trên của ông A đã diễn ra và kết thúc vào ngày 10/10/2015. Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong tình huống trên được tính từ ngày 10/10/2015.
          Thứ hai, đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
          Ví dụ:  Ngày 12/5/2017, anh C trong khi đang thực hiện hành vi phạm theo luật xử lí vi phạm hành chính thì bị phát hiện. Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong tình huống trên tính từ ngày 12/5/2017.
          Lưu ý:  - Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại mục 2 (đã trình bày ở trên) thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
                        - Trong thời hạn được quy định tại mục 2 (đã trình bày ở trên) mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Như vậy, có thể hiểu rằng thời điểm để bắt đầu tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ không bao gồm thời gian chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật lẩn tránh nghĩa vụ chấp hành pháp luật, mà sẽ bắt đầu được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi đó (hành vi chốn tránh việc chấp hành pháp luật).
                     Ví dụ: Ông C đang có hành vi vi phạm pháp luật hành chính và bị phát hiện vào ngày 26/11/2013. Mặc dù đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND xã P nhưng ông C vẫn cố tình chốn tránh không chấp hành. Phải đến hơn 03 năm sau (tức ngày 15/12/2016) thì ông C mới chấm dứt hành vi chống đối và tiến hành hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chấp hành quyết định xử phạt của chủ tịch UBND xã P. Như vậy, mặc dù theo quy định của pháp luật thì với thời gian hơn 03 năm thì đã hết thời hiệu ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng tuy nhiên, trong trường hợp trên do C cố tình chốn tránh việc chấp hành pháp luật nên thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được tính lại bắt đầu từ ngày 15/12/2016.
          Về cách tính thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc. Theo đó, Điều 151. Cách tính thời hiệu – Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận: “ Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
          Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

         Bài viết trên đây chỉ có giá trị tham khảo, nếu có bất kỳ vướng mắc nào, xin liên hệ với chúng tôi để được nhận tư vấn trực tiếp.
          Với độ ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc, có trách nhiệm với khách hàng, Luật Đại An Phát chuyên cung cấp các dịch vụ tham gia tranh tụng để giải quyết các vụ án như: Giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình, tranh chấp về thừa kế, tranh chấp đất đai, tranh chấp tài sản sau ly hôn....

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com  
Trân trọng!
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay