Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Hậu quả pháp lý khi người đấu giá dàn xếp chia tiền

15/09/2020 17:46

Hiện nay, việc dàn xếp đất đấu giá để ăn chia xảy ra khá phổ biến và các hành vi ngày càng tinh vi, xảo quyệt.  Khiến cho những người dân có nhu cầu mua đất thực sự khó có thể mua được. Sự việc này đã gây không ít bức xúc cho những người có nhu cầu mua đất để ổn định cuộc sống. Vậy việc dàn xếp ăn chia trong hoạt động bán đấu giá sẽ bị xử lý như thế nào nếu bị phát hiện?.

Trong phạm vi bài viết này Công ty Luật hợp danh Đại An Phát chúng tôi sẽ đưa ra các hình thức xử lý đối với hành vi dàn xếp chia tiền trong hoạt động đấu giá như sau:
 
Tại khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 quy định nghiêm cấm người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức khác thực hiện các hành vi sau đây:
“a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
b) Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
c) Cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá;
Hậu quả pháp lý khi người đấu giá dàn xếp chia tiền, nếu bị phát hiện thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
d) Đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
đ) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.”
Như vậy, với thủ đoạn thông đồng với những người tham gia đấu giá khác để dìm giá sát với mức giá khởi điểm để trúng đấu giá quyền sử dụng đất thì những người tham gia đấu giá đã vi phạm điều cấm được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản nêu trên.
  • Xử lý hình sự​
Với hành vi của những người tham gia đấu giá dàn xếp giá đã có đủ yếu tố cấu thành của tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản được quy định tại Điều 218 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cụ thể như sau:
“Điều 218. Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá;
b) Lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản;
c) Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây thiệt hại cho người khác 300.000.000 đồng trở lên;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
  • Xử phạt hành chính
Điều 23 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
“Điều 23. Hành vi vi phạm quy định của người tham gia đấu giá, người có tài sản đấu giá và người khác có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản
1. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
……
g) Thỏa thuận trái pháp luật với cá nhân, tổ chức có liên quan trong hoạt động đấu giá tài sản làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba, trừ trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản này, các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
…..
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động đấu giá tài sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nếu người thực hiện hành vi vi phạm là người trúng đấu giá; khoản 2 Điều này dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét việc hủy kết quả đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công khi có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và g khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, g và h khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này”
-  Có thể bị Hủy kết quả đấu giá tài sản.
Điều 72 Luật đấu giá 2016 quy định về hủy kết quả đấu giá tài sản.
Kết quả đấu giá tài sản bị hủy trong các trường hợp sau đây:
4. Người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên có hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;

Trên đây là những nội dung về vấn đề “Hậu quả pháp lý khi người đấu giá dàn xếp chia tiền”. 
Luật Đại An Phát là đơn vị tư vấn uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ về bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng tại Tòa án trong các vụ án dân sự, hình sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động….
Hotline tư vấn miễn phí:

- Ths. Luật sư Nguyễn Văn Hải: 0973.509.636
- Luật sư Dương Lê Ước An: 0989.422.798
- Tổng đài Văn phòng: 0973. 119.636
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay