Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Quyền khởi kiện lại của đương sự

13/04/2019 13:15

          Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Tuy nhiên trong một số trường hợp, Tòa án từ chối thụ lý vụ án hoặc đình chỉ vụ án với lý do chưa đủ điều kiện khởi kiện hoặc người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Sau đây Luật Đại An Phát xin giới thiệu bài viết “Quyền khởi kiện lại của đương sự”

          Theo quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định các trường hợp đương sự có quyền khởi kiện lại:
          - Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
          - Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
          - Đã có đủ điều kiện khởi kiện;
          - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
          Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn về quyền khởi kiện lại như sau:
          -  Người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
          -  Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không quy định căn cứ trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, vì vậy, Tòa án không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để trả lại đơn khởi kiện. Trường hợp kể từ ngày 01-01-2012, Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết và thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại vụ án đó thì Tòa án xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung.
          -  "Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là các trường hợp trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 chưa quy định nhưng đã được quy định trong Nghị quyết này, các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
          "Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" quy định trong Nghị quyết này là:
          +  Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do "thời hiệu khởi kiện đã hết" nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự 2015 và điểm d khoản 3 Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
          Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó;
          +  Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 và điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự và Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
          Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó;
          - Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP
          Khoản 4 Điều 6  Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP  quy định như sau:
          “Trường hợp vụ án bị đình chỉ giải quyết theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều này thì theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án đó khi cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
           Như vậy, đối với các trường hợp trên thì đương sự có quyền khởi kiện lại.
           Trên đây, Luật Đại An Phát đã giới thiệu bạn về "Quyền khởi kiện lại của đương sự". Luật Đại An Phát là đơn vị tư vấn uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ về tranh tụng tại phiên tòa và hỗ trợ tư vấn pháp luật
 Bài viết có giá trị tham khảo. Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay