Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Tranh chấp đất đai tôn giáo và quy trình giải quyết.

13/08/2021 18:02

Hiện nay, Nhà nước ta công nhận tư cách tôn giáo cho mười hai tôn giáo khác nhau nên các cơ sở, trụ sở tôn giáo mọc lên ngày càng nhiều. Nắm bắt được tình hình này, Luật Đất đai 2013 đã có những quy định riêng điều chỉnh đất tôn giáo bao gồm việc sử dụng đất, những quyền lợi và hạn chế đối với người sử dụng đất tôn giáo. Vậy, khi có tranh chấp đất tôn giáo xảy ra thì quy trình giải quyết tranh chấp như thế nào? Và liệu có sự khác nhau giữa quy trình giải quyết tranh chấp đất tôn giáo so với các tranh chấp thông thường khác. Sau đây công ty Luật Hợp danh Đại An Phát sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khi có tranh chấp đất tôn giáo xảy ra thì quy trình giải quyết tranh chấp như thế nào.

I, CƠ SỞ PHÁP LÝ.

  • Luật Đất đai 2013

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật công chứng 2014

II, LUẬT SƯ TƯ VẤN.

  1. Đất tôn giáo là gì?

Căn cứ theo Điều 7, Điều 10, Điều 54, Điều 159, Điều 169 Luật Đất đai 2013 quy định về đất tôn giáo gồm những đặc điểm sau:

  • Đất tôn giáo (đất cơ sở tôn giáo) thuộc nhóm đất phi nông nghiệp;
  • Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
  • Đất cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định.
  • Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất.”

Lưu ý: đối với đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được xem là đất tín ngưỡng theo quy định tại Điều 160 Luật Đất đai 2013 - Tức không phải là đất tôn giáo.

  1. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo sử dụng đất

Căn cứ Điều 181 Luật Đất đai 2013, cơ sở tôn giáo sử dụng đất tôn giáo có những quyền và nghĩa vụ sau:

Về quyền:

  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
  • Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Về nghĩa vụ:

  • Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Thực hiện kê khai đăng ký đất đai, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
  • Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
  • Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
  • Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
  • Lưu ý: Cơ sở tôn giáo sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất, không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
  1. Các loại tranh chấp đất tôn giáo?

Do sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội mà sự phát triển cơ sở tôn giáo cũng ngày càng tăng nên nhu cầu sử dụng đất để xây cơ sở tôn giáo ngày càng nhiều mà đất đai thì ngày càng hạn hẹp dẫn đến giá trị đất ngày càng tăng cao. Do vậy mà tranh chấp đất tôn giáo ngày càng phức tạp, phổ biến là các dạng tranh chấp sau:

  • Tranh chấp đòi lại đất đã cho thuê, cho mượn, đòi lại đất bị lấn chiếm.
  • Tranh chấp quyền về lối đi chung.
  • Tranh chấp đòi lại tài sản trên đất (nhà, công trình xây dựng) đã cho Chính quyền, cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức khác mượn trong thời gian dài trước đây hoặc gần đây.
  • Tranh chấp đất đai giữa các cơ sở tôn giáo với nhau; …
  1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

       Khi có tranh chấp xảy ra, pháp luật Việt Nam khuyến khích các bên tự hòa giải, thương lượnghòa giải cơ sở tại UBND xã (nơi có đất tranh chấp). Tuy nhiên, nếu không hòa giải được. Các bên tranh chấp có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp tỉnh, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự 2015 hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013.

       Ngoài ra, khi tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành, các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp.

  1. Thủ tục giải quyết tranh chấp tại UBND tỉnh như thế nào?

Bước 1: Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.
Bước 2: Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan, biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp, biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành, biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

  1. Trình tự giải quyết tại Tòa án

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định trình tự giải quyết tranh chấp đất gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đơn khởi kiện tại TAND cấp huyện (nơi có đất tranh chấp). Đơn khởi kiện phải thể hiện quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Bước 2: Sau khi hoàn tất hồ sơ khởi kiện, người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành thủ tục hòa giải và các thủ tục chuẩn bị xét xử
Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ thực hiện các thủ tục như lập hồ sơ vụ án; thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Tòa án và các bên đương sự được quyền sử dụng các biện pháp để làm rõ nội dung tranh chấp như xác minh, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, đối chất, xem xét thẩm định tại chỗ, … theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành bản án hoặc quyết định.
Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai tôn giáo, các bên có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực theo thủ tục phúc thẩm.

Trên đây là bài viết  tranh chấp đất tôn giáo và quy trình giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Bài viết mang tính chất tham khảo. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần tư vấn, giải đáp, bạnvui lòng liên hệ với Luật Hợp danh Đại An Phát để được hỗ trợ trực tiếp. Công ty Luật Hợp danh Đại An Phát chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp như: giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản, tranh tụng trong các vụ án dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình. Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục sang tên sổ đỏ, sang tên xe ô tô, dịch vụ công chứng tại nhà …. Chúng tôi luôn sẵn lòng, tận tâm hỗ trợ quý khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý nhanh chóng, kịp thời và chính xác nhất, Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798
luatdaianphat@gmail.com  
Trân trọng!

Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay