Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Đòi lại quyền sử dụng đất

19/11/2018 15:19

Chào luật sư! Tôi và chồng tôi có một mảnh đất đã cho các con tôi mỗi đứa một phần nhưng chỉ cho miệng và người con thứ 3 của tôi đứng ra làm sổ đỏ đứng tên nó sau khi chồng tôi qua đời, đương nhiên không có di chúc của chồng tôi để lại. Lúc đó do nghĩ anh em không có tranh chấp gì nên tôi để nó làm. Trong phần đất đó chồng tôi có để lại một phần cho chị 2 của chồng tôi ( phần đất này đã chuyển sổ đỏ cho chị 2 của chồng tôi ). Sau đó chị 2 mất, đứa con thứ 3 của tôi tiếp tục lấy giấy tờ phần đất đó chuyển sang cho nó. Đến nay các con tôi xảy ra tranh chấp nên tôi muốn lấy lại toàn bộ phần đất của người con thứ 3 đang sở hữu, kể cả phần đất đã cho chị 2 tôi có được không?

Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Đại An Phát có tư vấn cho bạn như sau:
Đối với mảnh đất thuộc quyền sử dụng của bạn và chồng bạn
        Vì việc xin cấp sổ đỏ diễn ra sau khi chồng bạn qua đời, nên trong trường hợp này, cần áp dụng các quy định của pháp luật về thừa kế. Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;“
       Trong trường hợp của chồng bạn, vì không có di chúc nên việc thừa kế sẽ được xác định theo pháp luật. Những người thừa kế trong trường hợp này thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 651 Bộ luật dân sự, bao gồm: vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy, bạn và các con của bạn là người thừa kế hợp pháp của chồng bạn.
Theo quy định tại Điều 610 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
          Do vậy, việc định đoạt tài sản của chồng bạn phải có sự chấp thuận của bạn và các con của bạn.
         Theo thông tin bạn cung cấp, sau khi chồng bạn qua đời, con trai thứ 3 đã đi xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đứng tên mình đối với mảnh đất của bạn và chồng bạn. Việc làm này các anh, chị em trong nhà không biết, chỉ có một mình bạn biết và đồng ý. Như vậy, mặc dù chưa có sự thỏa thuận giữa giữa những người thừa kế về việc phân chia di sản thừa kế, nhưng người con thứ ba vẫn xin cấp Giấy chứng nhận đứng tên mình. Hành vi này là trái quy định của pháp luật. Nếu bạn và những người con còn lại có căn cứ chứng minh mình không biết, cũng không đồng ý về việc đứng tên sổ đỏ của người con thứ ba thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người con thứ ba.
       Đối với mảnh đất của chồng bạn đã cho chị Hai chồng cũng tương tự như vậy. Khi chị Hai chết đi, quyền sử dụng đối với thửa đất của chị Hai mà chồng bạn đã cho sẽ được thừa kế theo pháp luật (trong trường hợp không có di chúc). Những người thừa kế sẽ được xác định lần lượt theo hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của chị Hai. Trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất thì quyền thừa kế mới lượt đến những người thuộc hàng thừa kế thứ hai, thứ ba. Như vậy, nếu người con thứ ba của bạn tự ý sang tên quyền sử dụng đất từ chị Hai sang cho mình mà không được sự đồng ý của những người thừa kế thì hành vi này cũng là trái quy định của pháp luật. Những người thừa kế của chị Hai có quyền đòi lại di sản thừa kế nếu có căn cứ.

          Bài viết có giá trị tham khảo, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.
                                                                                                                                              (Ths. Ls Nguyễn Văn Hải)
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay