Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Cách đặt biển hiệu phòng khám chẩn trị y học cổ truyền

Xin chào Luật sư, tôi muốn hỏi về cách đặt bảng tên phòng chẩn trị y học cổ truyền?

Công ty luật Đại An Phát xin trân trọng gửi lời cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi ý kiến thắc mắc tới chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Quảng cáo 2012

- Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh.

II. LUẬT SƯ TƯ VẤN

Đề đặt biển hiệu đúng quy định của pháp luật, tránh sai phạm dẫn đến bị xử phạt, Quý Khách cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Nội dung biển hiệu Phòng chẩn trị y học cổ truyền:

Việc đặt biển hiệu cho Phòng chẩn trị y học cổ truyền được quy định chi tiết tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Điều 41 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định:

“Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cấp giấy phép hoạt động phải có biển hiệu theo quy định của pháp luật về biển hiệu, không sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trên biển hiệu và có đủ các thông tin cơ bản sau đây:

- Tên đầy đủ của cơ sở, số giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

- Địa chỉ của cơ sở ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; số điện thoại.

- Thời gian làm việc hằng ngày.”

Bên cạnh đó, theo Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 quy định về biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh :

- Chữ viết trên biển hiệu phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:

+ Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;

+ Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.

+ Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.

Ngoài ra, biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

2.  Quy định về kích thước biển hiệu:

- Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;

- Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

3. Vị trí biển hiệu:

Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

Như vậy, ngoài đảm bảo về nội dung biển hiệu đúng quy định theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP, Quý Khách cần đảm bảo về kích thước, ngôn ngữ và vị trí sao cho đúng quy định.

Ngoài ra, nếu Quý Khách có nhu cầu đặt biển quảng cáo cho Phòng khám, cần xin Giấy phép xây dựng công trình ngoài trời theo quy định.

Để được tư vấn rõ hơn về  yêu cầu nhằm đảm bảo tối đa lợi ích, Quý Khách vui lòng liên hệ với hotline 0973.119.636 hoặc 024.39.184.888 để được tư vấn miễn phí.

LUẬT ĐẠI AN PHÁT với đội ngũ luật sư uy tín, chuyên nghiệp, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp như: Thành lập doanh nghiệp, Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Xin cấp giấy phép con của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện,…sẽ là lựa chọn hàng đầu cho Quý Khách.