Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Hồ sơ giám định thương tật y khoa cho người bị tai nạn lao động

15/02/2020 14:49

Dù công việc đơn giản hay phức tạp thì rủi ro luôn rình rập, đe dọa cuộc sống của người lao động. Khó có thể lường trước những rủi ro, tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc, tuy nhiên nếu không may xảy ra, người lao động nên biết làm gì để bảo đảm quyền lợi của bản thân. Bài viết sau đây Luật Đại An Phát sẽ làm rõ vấn đề liên quan đến "Hồ sơ giám định thương tật y khoa cho người bị tai nạn lao động".

    Thương tật là những dị tật đã được cơ quan có thẩm quyền xác định sau khi vết thương đã được điều trị. Thương tích là tình trạng vết thương trên cơ thể do bị tổn thương vì tai nạn, bom đạn hay do các hành vi phạm tội gây nên. Phần trăm thương tật có vai trò rất quan trọng để người bị tai nạn được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật. 
       Cơ sở pháp lý  
       - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015
       - Thông tư 56/2017/ TT-BYT ngày 29/12/2017.
       - Quyết định Số 2968/QĐ-BYT ngày 16/5/2018 
      Hồ sơ giám định y khoa khi bị tai nạn lao động lần đầu được hướng dẫn quy định tại phần 2 phụ lục I các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý hành chính của bộ y tế bao gồm:
       - Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017
       - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động);
       - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
      - Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
      - Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
        Người lao động hoặc tổ chức sử dụng lao động gửi hồ sơ 
giám định y khoa khi bị tai nạn lao động cho Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
        Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật
         Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.
         Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.

           Nếu bạn chưa rõ về thủ tục hồ sơ để thực hiện giám định y khoa khi bị tại nạn lao động để làm căn cứ đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động có thể sử dụng dịch vụ tư vấn miễn phí tại Luật Đại An Phát để được tư vấn tận tình và nhận kết quả một cách nhanh nhất.
 Hotline tư vấn miễn phí:
- Thạc sĩ - Luật sư Nguyễn Văn Hải: 0973.509.636
- Luật sư Dương Lê Ước An: 0989.422.798
- Tổng đài Văn phòng: 024.39.184.888
 
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay