Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh tại Hà Nội

24/03/2020 19:18

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Vậy khi nào có thể chấm dứt hoạt động của chi nhánh?
Theo quy định, chi nhánh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết sau đây sẽ cung cấp kiến thức pháp lý về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh theo quyết định của doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2014;

  • Nghị định 78/2018/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

  • Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế.

                                                        
Theo quy định tại Điều 60 nghị định 78/2015/NĐ-CP, khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, công ty cần gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của chi nhánh. 

Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh cần chuẩn bị bao gồm:

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh;

  • ​Quyết định của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

  • Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

  • Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;

  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

  • Con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).

Thời gian: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của chi nhánh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi chấm dứt hoạt động của chi nhánh là đơn vị trực thuộc của công ty, công ty phải đồng thời nộp hồ sơ tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý chi nhánh để chấm dứt hiệu lực mã số thuế cấp cho chi nhánh.

Thành phần hồ sơ như sau:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT;

  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế;

  • Bản sao Quyết định chấm dứt hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền;

  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.

Lưu ý: Công ty có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.

Công ty Luật Hợp danh Đại An Phát với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG, ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,…

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Hợp danh Đại An Phát

Hotline: 0973 119 636

Email: luatdaianphat@gmail.com

Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay