Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NHƯ THẾ NÀO THEO LUẬT MỚI NHẤT

10/04/2021 13:39

      Để thành lập văn phòng đại diện của công ty cần tuân thủ các thủ tục theo quy định của pháp luật. Luật Đại An Phát xin gửi tới quý khách hàng trình tự thủ tục cần tiến hành khi thành lập văn phòng đại diện của công ty và một số lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện.

* Căn cứ pháp lí
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp
* Trình tự thủ tục thành lập văn phòng đại diện
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng kí thành lập văn phòng đại diện
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện bao gồm:
+ Thông báo về việc thành lập văn phòng đại diện
+ Bản sao hợp lệ quyết định thành lập văn phòng đại diện của Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
+ Bản sao hợp lệ biên bản hợp về việc thành lập văn phòng đại diện
+ Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện
+ Bản sao hợp lệ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của người đứng đầu văn phòng đại diện
+ Nếu trong trường hợp người đứng đầu văn phòng đại diện ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng kí hoạt động văn phòng đại diện thì bổ sung thêm: Văn bản ủy quyền và bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lí của người được ủy quyền.
- Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí thành lập văn phòng đại diện

          Hồ sơ đăng kí thành lập văn phòng đại diện được nộp tại Phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt văn phòng đại diện hoặc nộp qua mạng trên cổng thông tin điện tử quốc gia dangkykinhdoanh.gov.vn.
          Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng kí kinh doanh sẽ tiến hành xác minh xem hồ sơ đó có hợp lệ hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 3 ngày làm việc Phòng đăng kí kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động văn phòng đại diện. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng kí kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
- Bước 3: Thực hiện thủ tục sau thành lập. Sau khi nhận được Giấy chứng nhận  đăng kí hoạt động văn phòng đại diện, Văn phòng đại diện cần thực hiện một số công việc như: treo biển hiệu văn phòng đại diện, làm con dấu…
* Một số lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện của công ty
- Thứ nhất, về tên văn phòng đại diện:
+ Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các kí hiệu.
+ Tên văn phòng đại diện phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “chi nhánh”.
+ Tên văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh.
+ Ngoài tên bằng tiếng Việt, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
+ Phần tên riêng trong tên văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
- Thứ hai, về trụ sở văn phòng đại diện đặt trên lãnh thổ Việt Nam là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Trụ sở của văn phòng đại diện công ty không được là nhà tập thể, nhà chung cư.
- Thứ ba, văn phòng đại diện thực hiện hoạt động đại diện công ty tiếp xúc, giao dịch với khách hàng; không thực hiện các hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty.

      Trên đây là tư vấn của Luật Đại An Phát về thủ tục thành lập văn phòng đại diện theo pháp luật hiện hành. Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay