Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

So sánh ưu nhược điểm của Hộ Kinh Doanh và Doanh Nghiệp

05/05/2020 19:51

Trong quá trình tư vấn về thành lập doanh nghiệp, Chúng tôi thấy rằng, nhiều khách hàng còn băn khoăn về việc nên thành lập doanh nghiệp hay đăng ký hộ kinh doanh. Vì vậy nhằm giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định nên lựa chọn loại hình kinh doanh nào cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân. Trong bài viết này chúng tôi sẽ  phân tích ưu, nhược điểm của hai loại hình kinh doanh này như sau:
                                                                     So sánh ưu nhược điểm của Hộ Kinh Doanh và Doanh Nghiệp

So sánh Hộ kinh doanh Doanh nghiệp
(Loại hình Công ty TNHH, Công ty Cổ phần)
Ưu điểm
  • Phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai
  • Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.
  • Thủ tục, chi phí thành lập và vận hành đơn giản, tiết kiệm.
  • Có tư cách pháp nhân để tách biệt tài sản của Công ty và tài sản của nhà đầu tư (nhà đầu tư không phải trả nợ thay Công ty khi Công ty thua lỗ).
  • Việc sản xuất kinh doanh bài bản, quy củ. Có cơ cấu tổ chức và hoạt động cụ thể. Có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch.
  • Không giới hạn số lượng lao động được quyền sử dụng trực tiếp (thông qua Hợp đồng lao động)
  • Không giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh (được thành lập các đơn vị phụ thuộc)
Nhược điểm
  • Không có tư cách pháp nhân, nhà đầu tư phải dùng tài sản của mình để trả nợ nếu Hộ kinh doanh thua lỗ. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh.
  • Tính chất hoạt động manh mún, nhỏ lẻ.
  • Không có quy định của pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể về cơ cấu tổ chức, hoạt động, về quyền và nghĩa của các nhà đầu tư.
  • Chỉ được sử dụng dưới 10 lao động trực tiếp.
  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm, không thể mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác.
  • Mỗi cá nhân chỉ được đứng tên đại diện thành lập một hộ kinh doanh.
  • Nếu muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, sử dụng trên 10 lao động, thì phải chuyển đổi hình thức kinh doanh là hộ kinh doanh sang thành lập công ty để được điều chỉnh theo luật doanh nghiệp.
  • Chế độ thuế, kế toán phức tạp và mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao (thường là 25% lợi nhuận)
  • Thường phải đáp ứng các điều kiện lao động, về bảo hiểm xã hội cho người lao động chặt chẽ và đầy đủ hơn so với loại hình Hộ kinh doanh.
  • Chi phí thành lập doanh nghiệp và vận hành tốn kém.
  • Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật.

Từ bảng so sánh trên, ta có thể thấy rằng ưu điểm của Hộ kinh doanh lại chính là nhược điểm của Doanh nghiệp và ngược lại. Đây cũng chính là lý do tại sao cho đến giờ vẫn tồn tại song song hai mô hình kinh doanh này mặc dù pháp luật về doanh nghiệp đã sửa đổi, bổ sung qua nhiều thời kỳ.
Khách hàng nên cân nhắc các nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình để lựa chọn việc thành lập Doanh nghiệp hay đăng ký Hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá để việc hoạt động sản xuất kinh doanh được bài bản, và dễ phát triển hơn thì việc thành lập Doanh nghiệp là phương án nên lựa chọn.
 
Để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com  
Trân trọng!
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay