Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Nợ lương người lao động do ảnh hưởng của Covid -19

04/05/2020 19:54

Tiền lương luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi lao động, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của Người lao động. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng làm ăn thuận lợi để có thể trả lương đúng hạn. Nhất là trong thời gian Dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều Doanh nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật, các Doanh nghiệp có được được phép nợ lương người lao động?

                                    Nợ lương người lao động do ảnh hưởng của Covid -19

1. Quy định của pháp luật về tiền lương?
Điều 90 Bộ luật Lao động 2012 quy định về tiền lương như sau:

"1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau."
Đồng thời, theo quy định tại điều 94 Bộ luật lao động 2012 người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hoặc khoán.
Nếu trả lương theo thời gian:
Với người hưởng lương giờ, ngày, tuần: Được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
Với người hưởng lương tháng: Được trả lương 01 lần/tháng hoặc nửa tháng một lần.
Nếu trả lương theo sản phẩm hoặc khoán:
Lương được trả theo thoả thuận của hai bên. Nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
2. Nguyên tắc trả lương
Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống thường ngày của người lao động, chính vì vậy, pháp luật đảm bảo cho người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn.

Bên cạnh đó, theo Điều 24 Nghị định số 05 năm 2015 của Chính phủ, trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn theo thỏa thuận thì không được trả chậm quá 01 tháng.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải trả thêm cho người lao động 01 khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Cụ thể:
- Nếu trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
- Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản:
Tiền trả thêm (ít nhất)   = Số tiền trả chậm x Lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước công bố
Khi Ngân hàng Nhà nước không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
3. Dịch Covid -19 có phải là Lý do bất khả kháng?
Tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2012 cũng như Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP về nguyên tắc trả lương không quy định
trường hợp nào được coi là lý do bất khả kháng.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động có liệt kê các lý do bất khả kháng bao gồm:
  • Do địch họa, dịch bệnh;
  • Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, Theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự  “sự kiện bất khả kháng” là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước và cũng không thể khắc phục mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết.
Như vậy, có thể coi dịch Covid-19 là một lý do bất khả kháng. Nếu doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 dẫn đến khó khăn, đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn thì được quyền nợ lương nhân viên không quá 01 tháng, đồng thời, phải trả thêm một khoản tiền nếu chậm trả trên 15 ngày.
4. Xử phạt khi Doanh ngiệp nợ lương, chậm trả lương.
 Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP quy định mức xử phạt nếu doanh nghiệp  vi phạm quy định về nghĩa vụ trả lương như sau:

- Từ 05 - 10 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 - 10 người lao động;
- Từ 10 - 20 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 - 50 người lao động;
- Từ 20 - 30 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 - 100 người lao động;
- Từ 30 - 40 triệu đồng nếu vi phạm từ 101 - 300 người lao động;
- Từ 40 - 50 triệu đồng nếu vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Đồng thời, doanh nghiệp còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại công bố tại thời điểm bị xử phạt.

Mọi ý kiến tư vấn nêu trên chỉ mang tính tham khảo, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình trong từng vụ việc cụ thể. Qúy khách hàng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp tận tình nhất.
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Số điện thoại: 024.39.184.888/ 0973.509.636/ 0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com  
Trân trọng!
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay