Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Những trường hợp thực hiện dự án đầu tư phải xin cấp Giấy phép đầu tư

02/04/2020 19:17

Với nền kinh tế phát triển với tốc độ cao cùng với quy mô dân số lớn, Việt Nam hiện tại là một môi trường lý tưởng nhất cho hoạt động đầu tư. 
Hoạt động đầu tư giúp thúc đẩy đà phát triển của quốc gia, nhưng cũng tiềm ẩn không ít những rủi ro. Vì thế pháp luật Việt Nam cũng đặt ra những quy định về hoạt động đầu tư. Một trong những quy định này là thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư. 

Vậy trường hợp nào phải thực hiện/không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Luật Đại An Phát sẽ làm rõ bằng bài viết sau đây.

                                                                  
I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2014;

  • Nghị định 118/2015/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

II. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Đây là các hoạt động đầu tư mà Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là bắt buộc, nếu không có sẽ bị xử phạt, bao gồm:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế: Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

III. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Những hoạt động đầu tư được liệt kê tại đây thì không cần thiết phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bao gồm:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật đầu tư 2014:
“Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 LĐT thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC”
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

IV. Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư
Đối với các dự án đầu tư quy định tại Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật đầu tư 2014 được thực hiện dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư.
- Các dự án được quy định tại Điều 30 Luật đầu tư 2014 thuộc Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội
- Các dự án được quy định tại Điều 31 Luật đầu tư 2014 thuộc Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
- Các dự án được quy định tại Điều 32 Luật đầu tư 2014 thuộc Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự án được đăng ký.

V. Trường hợp có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Đối với dự án đầu tư không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng vẫn muốn xin cấp thì nhà đầu tư thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư 2014.

Trên đây là ý kiến của chúng tôi. Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.
Liên hệ Luật Đại An Phát:
Điện thoại: 
024.39.184.888
Email: 
Luatdaianphat@gmail.com
Zalo – Hotline luật sư: 0973.509.636 – 0989.422.798
FacebookLuật Đại An Phát

 
 
 



 

Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay