Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

DỊCH VỤ THÀNH LẬP CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP

29/05/2020 19:20

Tính đến năm 2019, theo kết quả Điều tra Quốc gia về Người Khuyết tật tại Việt Nam do Tổng cục Thống kê và UNICEF công bố, khuyết tật có ảnh hưởng đến một tỷ lệ dân số đáng kể ở Việt Nam. Hơn 7% dân số 2 tuổi trở lên - khoảng hơn 6,2 triệu người, là người khuyết tật. Bên cạnh đó, có 13% dân số - gần 12 triệu người, sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật. Tỷ lệ này dự kiến tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số. 
Việc thông qua Luật người khuyết tật và các nghị định hướng dẫn đã cho thấy Nhà nước tới việc bảo vệ, hỗ trợ người khuyết tật và phát triển các tổ chức hoạt động vì người khuyết tật.

I. Căn cứ pháp lý:
                                     
  ​

  • Luật người khuyết tật 2010;

  • Nghị định số 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;

  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ lao động - thương binh và xã hội

II. Các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội
Theo quy định tại điều 5 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP quy định bao gồm:

  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.

  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.

  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

  • Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.

  • Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.

  • Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.

III. Điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực
1. Môi trường và vị trí
Cơ sở phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.
2. Cơ sở vật chất
Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:

  • Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị. Đối với cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, diện tích đất tự nhiên phải đảm bảo tối thiểu 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị, 100 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 m2/đối tượng ở khu vực miền núi.

  • Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân tối thiểu 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân tối thiểu 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.

  • Cơ sở phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).

  • Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.

3. Nhân viên trợ giúp xã hội.
* Nhân viên trợ giúp xã hội phải bảo đảm tiêu chuẩn sau đây:
a) Có sức khỏe để thực hiện trợ giúp xã hội đối tượng;
b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
d) Có kỹ năng để trợ giúp xã hội đối tượng.
* Có đội ngũ nhân viên trợ giúp xã hội bảo đảm đủ về số lượng, trình độ chuyên môn đạt tiêu chuẩn phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ của cơ sở.
IV. Hồ sơ đăng ký thành lập
Theo điều 15 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập bao gồm:
1. Tờ khai đăng ký thành lập 
2. Phương án thành lập cơ sở.
3. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở 
4. Bản sao có chứng thực đối với giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng cho thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở.
5. Phiếu lý lịch tư pháp của các sáng lập viên.
6. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân. Đối với sáng lập viên là cá nhân nước ngoài, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
b) Quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
Đối với sáng lập viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
V. Thời gian: 15 ngày làm việc
VI. Công bố hoạt động
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động, cơ sở phải công bố việc hoạt động của cơ sở liên tiếp trên 03 số báo nơi cơ sở đặt trụ sở về các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên cơ sở bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có);
b) Địa chỉ trụ sở, điện thoại, email hoặc website (nếu có);
c) Đối tượng phục vụ của cơ sở;
d) Loại hình cơ sở;
đ) Các nhiệm vụ của cơ sở;
e) Địa bàn hoạt động;
g) Số tài khoản, tên, địa chỉ ngân hàng nơi cơ sở mở tài khoản;
h) Họ tên, số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;

i) Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và cơ quan quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.
Liên hệ Luật Đại An Phát:
Điện thoại: 024.39.184.888
Email: Luatdaianphat@gmail.com
Zalo – Hotline luật sư: 0973.509.636 – 0989.422.798
Facebook: LUẬT ĐẠI AN PHÁT

Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay