Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Phải nộp thuế khi chuyển nhượng cổ phần

18/09/2018 14:34

       Theo quy định của pháp luật, thu nhập tính thuế từ việc chuyển nhượng cổ phần là khoản tiền lãi nhận được từ việc chuyển nhượng. Tuỳ thuộc vào từng dạng chuyển nhượng sẽ có cách tính thuế khác nhau.

1. Mức  thuế  cần phải đóng sau khi tiến hành tủ tục chuyển nhượng cổ phần 
       Trước khi thông tư 111/2013/TT-BTC có hiệu lực, tức là vào thời điểm trước ngày 01/10/2013, thời điểm thông tư 84/2008/TT-BTC vẫn còn hiệu lực thì hoạt động chuyển nhượng cổ phần được coi là chuyển nhượng vốn
       Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các trường hợp chuyển nhượng chứng khoán bao gồm:
       “Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.”
       Cũng căn cứ theo thông tư 111/2013/TT-BTC thì hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được áp dụng cách tính thuế sau:
       Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán= (Giá bán- Giá mua- chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng)x 20%
       Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2015, Luật Thuế số 71/2014/QH13 và thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán như sau:
       Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán= Giá trị chuyển nhượng x 0.1%
       Như vậy, kể từ ngày 01/01/2015 cá nhân chuyển nhượng cổ phần của mình trong công ty cổ phần phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng chứng khoán, kể cả trường hợp giá chuyển nhượng và giá mua vào bằng nhau.
2. Nghĩa vụ kê khai thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần
       Sau khi tiến hành thủ tục chuyển nhượng cổ phần, cá nhân liên quan cần tiến hành kê khai thuế thu nhập cá nhân tới cơ quan thuế. Nghĩa vụ kê khai thuế TNCN là điều bắt buộc theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
       Đối tượng thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế từ chuyển nhượng cổ phần được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về đối tượng thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn như sau:
“ - Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.
  • Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế và khai thuế theo khoản 1 Điều này. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là cá nhân thì chỉ khai thuế theo từng lần phát sinh không khai quyết toán thuế đối với nghĩa vụ khấu trừ.
  • Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.
  • Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn nộp thuế thay cho cá nhân doanh nghiệp thực hiện việc khai thay hồ sơ khai thuế của cá nhân”.
       Doanh nghiệp khai thay ghi cụm từ “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng  thời người khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của doanh nghiệp.
 
3. Mức phạt vi phạm hành chính thuế khi chuyển nhượng cổ phần
       Tại Điều 7 Nghị định 129/2013/NĐ-CP của Chính Phủ có  quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Mức phạt nặng hay nhẹ được áp dụng cho mỗi cá nhân vi phạm hành chính thuế dựa trên thời gian các cá nhân chậm thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế theo quy định của pháp luật. Các mức phạt được quy định cụ thể như sau:
       - Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
       - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này)
       - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
       - Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
       - Phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
       - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
          + Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày
          + Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
          + Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh thuế phải nộp.
          + Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính thwo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
 
Công ty Luật hợp danh Đại An Phát với đội ngũ Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG, ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,...
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay