Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Các đặc tính cơ bản của Công ty Cổ phần

04/05/2020 14:53

Với những cá nhân, tổ chức có ý định thành lập doanh nghiệp với quy mô lớn thì Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được ưu tiên lựa chọn vì những ưu điểm nổi bật trong việc huy động vốn của nó. Với bài viết này, Công ty chúng tôi sẽ đưa ra những đặc tính cơ bản của Công ty Cổ phần nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về những ưu, nhược điểm của loại hình Công ty này.

I. Các đặc tính cơ bản của Công ty Cổ phần (CTCP)

                                                     đặc điểm của công ty cổ phần

 
Về thành viên, công ty Cổ phần (CTCP) phải có ít nhất ba cổ đông và không có giới hạn về số lượng tối đa. CTCP mới thành lập phải có ít nhất ba cổ đông sáng lập; không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập nếu được chuyền đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ CTTNHH (khoản 1 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014). Cổ đông chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty hoặc số vốn cam kết góp khi thành lập công ty.
1. Về tư cách pháp nhân và trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp.
CTCP có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cổ đông chỉ chịu
trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp hoặc số vốn cam kết góp khi thành lập Công ty (khoản 1 Điều 101, khoản 2 Điều 110, khoản 4 Điều 112 Luật doanh nghiệp 2014).
Nói cách khác, nếu cổ đông đã góp vốn đủ thì cổ đông đó không còn trách nhiệm đối với các nghĩa vụ nợ của công ty. Nếu có một cổ đông chưa góp đủ số cổ phần đăng ký mua thì nghĩa vụ của cổ đông đó cũng chỉ giới hạn ở phần vốn cam kết chưa góp.
2. Về cơ cấu tổ chức và quản lý.
CTCP có cơ cấu quản lý phức tạp và hoàn chỉnh nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác.

CTCP có quyền lựa chọn cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động theo hai mô hình cơ bản:
  • Mô hình thứ nhất bao gồm (i) đại hội đồng cổ đông (ii) hội đồng quản trị (iii) ban kiểm soát. Trong mô hình này ban kiểm toán do đại hộ đồng cổ đông bầu ra và ngang cấp với hội đồng quản trị.  Trong trường hợp CTCP có dưới 11 cổ đông và không có cổ đông là tổ chức sở hữu từ 50% trở lên số cổ phần của công ty thì ko bắt buộc phải có ban kiểm soát.
  • Mô hình thứ hai bao gồm (i) đại hội đồng cổ đông (ii) hội đồng quản trị (iii) ban kiểm toán nội bộ. Ban kiểm toán nội bộ do hội đồng quản trị bầu ra và là cơ quan trực thuộc hội đồng quản trị. Ngoài ra theo mô hình này thì phải có ít nhất 20% số thành viên hội đồng quản trị phải là độc lập. (khoản 1 Điều 134 Luật doanh nghiệp 2014)
Cơ quan quản lý cao nhất của CTCP là Đại hội đồng cổ đông (bao gồm tất cả các cổ đông của công ty) quyết định những vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động của công ty; tiếp đến là Hội đồng quản trị với thẩm quyền quyết định các vấn đề còn lại không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông trong đó có quyền bổ nhiểm hoặc cách chức (tổng) giám đốc và các chức danh quản lý quan trọng khác trong công ty; Ban kiểm soát chủ yếu có thẩm quyền giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và ban điều hành (trong trường hợp CTCP không có ban kiểm soát thì ban kiểm toán nội bộ và các thành viên độc lập của hội đồng quản trị thực hiện chức năng giám sát). Ban kiểm soát không có thẩm quyền đưa ra bất kỳ quyết định nào về hoạt động của công ty như hội đồng quản trị. (Khoản 1 Điều 134, điều 165 Luật doanh nghiệp 2014).
3. Về khả năng chuyển nhượng vốn
Cổ đông của CTCP  được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình và không phụ thuộc vào bất kỳ hạn chế chuyển nhượng nào trừ hai trường hợp áp dụng với cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp (không được chuyển nhượng trong vòng ba năm kể từ khi CTCP thành lập nếu không được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông) và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết (không được chuyển nhượng). (Điều 110.1(d), Điều 116.3, Điều 119.3 Luật Doanh nghiệp 2014. 
4. Về khả năng huy động vốn.
CTCP  được phép phát hành các loại chứng khoán (như cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác). Về cơ bản, không có hạn chế trong việc CTCP phát hành chứng khoán ở trong nước và nước ngoài miễn là CTCP đáp ứng các điều kiện và yêu cầu về phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật. (Điều 110.3 Luật Doanh nghiệp) CTCP cũng được phép huy động vốn dưới các hình thức khác như vay vốn ngân hàng.
5. Về nghĩa vụ Công bố thông tin
Công ty cổ phần (không phải là công ty đại chúng) không có nghĩa vụ công bố công khai thông tin đáng kể liên quan đến hoạt động của công ty ngoài báo cáo tài chính (phải được đại hội đồng cổ đông thông qua và phải gửi cho các cổ đông một bản tóm tắt về báo cáo tài chính hàng năm) và nộp một số báo cáo về tài chính và tình hình sử dụng lao động cho cơ quan cấp phép, quản lý lao động, thuế và thông kê địa phương.
Ngoài ra, nếu CTCP có trang thông tin điện tử, CTCP phải công bố trên trang thông tin điện tử một số thông tin bắt buộc như: (1) điều lệ công ty, (2) thông tin về thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên và (tổng) giám đốc, (3) báo cáo tài chính hàng năm và (4) báo cáo đánh giá kết quả hoạt động hàng năm của hội đồng quản trị và ban kiểm soát. CTCP cũng có nghĩa vụ đăng ký hoặc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trong một số trường hợp như thay đổi thông tin cổ đông nước ngoài, thay đổi thông tin về người đại diện theo pháp luật …
CTCP có nghĩa vụ lập và duy trì sổ đăng ký cổ đông sau khi CTCP được thành lập; tổ chức hoặc cá nhân được coi là cổ đông của CTCP khi thông tin của họ được ghi nhận vào sổ đăng ký cổ đông.
II. Ưu nhược điểm.
  1. Ưu điểm :
  • Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
  • Phạm vi hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề
  • Khả năng huy động vốn cao từ ngành nghề , lĩnh vực khác nhau thông qua hình thức phát hành cổ phiếu ra thị trường; do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần
  • Chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng ;
  • việc không hạn chế số lượng thành viên tham gia vào thành lập và góp vốn vào công ty giúp cho công ty cổ phần dễ dàng mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh của mình mà không bị giới hạn như các loại hình doanh nghiệp khác cả về yếu tố vốn và nguồn nhân lực
  • Việc quản lý điều hành công ty thông qua hội đồng quản trị công ty, các quyết định được đưa ra trên cơ sở biểu quyết theo tỉ nhất định theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty đối với từng vấn đề cụ thể, do đó đảm bảo sự khách quan, công bằng và hạn chế được rủi ro mang ý chí chủ quan của một cá nhân như ở loại hình công ty TNHH một thành viên hoặc DNTN;
  1. Nhược điểm:
  • Số lượng thành viên cổ đông lớn dẫn đến việc quản lý và điều hành công ty phức tạp, có sự phân tách thành các nhóm cổ đông tranh giành về lợi ích;
  • Cơ cấu tổ chức phức tạp, chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật.
Với những phân tích trên đây, mong rằng quý khách hàng sẽ lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của mình. Vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào.

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Điện thoại: 024.39.184.888 /0973.509.636 /0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com  
Trân trọng!
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay