Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Khởi kiện hay khiếu nại tranh chấp đất đai

17/01/2019 15:00

       Thực tế trong đời sống nhân dân hiện nay và một số cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn nhầm lẫn giữa khái niệm “khởi kiện”“khiếu nại” về tranh chấp đất đai. Vì vậy, nhiều người dân khi vướng mắc và muốn giải quyết tranh chấp đất đai thì lúng túng không biết chọn khởi kiện hay khiếu nại về tranh chấp đất đai. Sau đây luật Đại An Phát xin tư vấn cho bạn về “khởi kiện hay khiếu nại tranh chấp đất đai”

       Theo quy định khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 Tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
         Khi quyền và lợi ích của người sử dụng đất bị xâm phạm, họ có quyền làm đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Như vậy, có thể hiểu rằng khởi kiện là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân tự mình hoặc thông ra người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
       Đối tượng của tranh chấp đất đai đó là quyền sử dụng đất, cụ thể như các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp chia tài sản chung là quyền sử dụng đất, tranh chấp về ngõ đi chung, tường rào chung…
      Chủ thể của tranh chấp đất đai đó là những người sử dụng đất với nhau bao gồm cá nhân, tổ chức, hộ gia đình. Khi có những tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không thể hòa giải được, một trong các bên làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình theo thủ tục tố tụng chung được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
       Đối với Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức, hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước về lĩnh vực quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
        Việc khiếu nại về đất đai là khiếu nại về các quyết định hành chính, hành vi hành chính ở các vấn đề như: quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư, quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất…và hành vi hành chính của cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ liên quan đến các hoạt động nói trên.
        Chủ thể có khiếu nại hành chính về lĩnh vực đất đai đó là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức khiếu nại về quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ liên quan đến lĩnh vực đất đai.
        Khi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước về lĩnh vực quản lý đất đai trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì công dân, cơ quan, tổ chức đó có quyền làm đơn khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan người có hành vi hành chính trái pháp luật. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với kết quả khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn giải quyết khiếu nại thì người khiếu nại có quyền làm đơn khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyển giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật tố tụng Hành chính.
        Như vậy có thể thấy bản chất của khiếu nại về đất đai là xung đột giữa các chủ thể sử dụng đất với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai khi các cơ quan này ban hành ra các quyết định hành chính hoặc cán bộ, công chức quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực đất đai có những hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể sử dụng đất.
       Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, khiếu nại về đất đai và khởi kiện về tranh chấp đất đai là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Đối  với kiếu nại về đất đai thì thuộc về lĩnh vực hành chính, một trong các bên tham gia khiếu nại phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Còn đối với khởi kiện tranh chấp đất đai thì thuộc về lĩnh vực dân sự.
        Như vậy có thể thấy rằng, khi  tranh chấp đất đai xảy ra, người dân nên làm khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Còn đối với khiếu nại về đất đai thì người dân cần phải làm đơn khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền để giải quyết khiếu nại. Khi không hiểu rõ về khởi kiện tranh chấp đất đai hay khiếu nại đất đai thì người dân không thể xác định được cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp, khiếu nại của mình. Từ dó dẫn tới việc người dân nộp đơn yêu cầu giải quyết không đúng nơi quy định, vụ việc bị kéo dài, tốn thời gian và quan trọng hơn nữa là không thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất của mình.
          Trên đây, Luật Đại An Phát đã giải thích và hướng dẫn bạn về “Khởi kiện hay khiếu nại tranh chấp đất đai” Luật Đại An Phát là đơn vị tư vấn uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ về  đất đai như: Đại diện tố tụng về tranh chấp đất đai, tư vấn về giải quyết tranh chấp đất đai….
         Bài viết có giá trị tham khảo. Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.
 

Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay