Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh

18/03/2019 14:08

Tạm ngừng kinh doanh là một giai đoạn mà doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định, nghĩa là doanh nghiệp không ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác. Về bản chất pháp lý, tạm ngừng kinh doanh không chấm dứt hoàn toàn tư cách pháp lý, hoạt động của doanh nghiệp ngay lập tức mà chỉ tạm ngừng trong mộ khoảng thời gian nhất định. Sau khi hết thời hạn đó, doanh nghiệp có thể quay trở lại hoạt động hoặc giải thể, chuyển nhượng doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý
  • Luật Doanh nghiệp năm 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về thuế.
1. Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh
Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định tại Điều 200 hai trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh căn cứ vào ý chí của chủ thể:
  • Doanh nghiệp tự nguyện: Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu: Khi doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật thì Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo Khoản 2 Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, thời hạn tạm ngừng kinh doanh không quá 01 năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng đăng ký kinh doanh.
Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không quá 02 năm.


3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành các nghĩa vụ sau:
  • Nộp đủ số thuế còn nợ;
  • Tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  • Đóng thuế môn bài và nộp báo cáo tài chính cho những tháng chưa tạm ngừng trong năm.
Theo Nghị định 91/2014/NĐ-CP thì doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh đã có văn bản đề nghị gửi cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký thì không phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh.

4. Thủ tục
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.
Khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp thì đồng thời phải gửi thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.
Hồ sơ:
  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty cổ phần, của các thành viên với công ty hợp danh.
Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận cề việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
Thủ tục cấp phép sản xuất mỹ phẩm
Thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất giày da
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay